Truyền thuyết Tổ nghề sân khấu

Tổ nghề sân khấu

Một bàn thờ tổ nghề. Những bức tượng được cho là hai vị hoàng tử trong truyền thuyết

Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của việc giỗ tổ sân khấu và cả nhân vật được cho là tổ nghề sân khấu. Tuy nhiên truyền thuyết được nhắc đến nhiều nhất là truyền thuyết về "Hai hoàng tử mê hát".[1] Truyền thuyết kể lại rằng vì hiếm muộn nên để tạ ơn trời đất đã ban cho mình hai đứa con, nhà vua bèn lập đoàn hát biểu diễn trong cung ca ngợi công ơn trời đất để tỏ lòng thành của mình. Không ngờ hai vị hoàng tử này tỏ ra quá đam mê xem ca hát. Một hôm, họ lén vua cha đi xem hát rồi say mê đến nỗi quên ăn, quên ngủ, kiệt sức và cùng nhau chết. Người nghệ sĩ mượn hai vị hoàng tử này làm hai vị thần phù hộ cho nghề hát và ngày mất của hai vị trở thành ngày giỗ Tổ.[2][3] Đinh Bằng Phi chốt lại rằng những giai thoại này được đặt ra chỉ nhằm để "tạo sự tin tưởng", ông tổ này là vô danh, và nói rằng tất cả những nghệ sĩ trong ngành nghệ thuật sân khấu đều tự coi bản thân mình là con cháu của "ông tổ".[1]

Mặc dù hoạt động giỗ Tổ, tri ân được các nghệ sĩ miền Nam và cả miền Bắc tổ chức long trọng với tất cả sự thành kính nhưng khi được hỏi vậy tổ nghề là ai thì hầu hết đều không nắm rõ và không đưa ra được câu trả lời rõ ràng.[4] Đối với họ, việc ông tổ sân khấu thực sự là ai không quan trọng mà điều họ quan tâm là sự tôn thờ tổ nghiệp.[5]

Năm 2016, nhắc đến tổ nghề, một số nghệ sĩ lớn tuổi trong đó có một nghệ sĩ 92 tuổi được cho là người kế tục truyền thống hát bộ "nhánh Bình Định" gọi ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày cúng tổ chứ không gọi là giỗ tổ. Ông này và nhiều nghệ sĩ hát bội, cải lương ở miền Nam Việt Nam đều cho rằng tổ nghiệp hát bộ là tổ chung của giới trộm đạo, ăn cướp, cái bang và mại dâm và không chung ông tổ với tân nhạc, kịch, phim, nhiếp ảnh, múa. Theo báo Công an Nhân dân, căn cứ vào những truyền thuyết liên quan, ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày "cúng tổ nghiệp" hát bộ, cải lương chứ không phải là ngày "cúng giỗ tổ" như nhiều người lầm tưởng.[6]

Niềm tin

Hầu hết các nghệ sĩ trong giới giải trí Việt Nam như Thanh Hằng, Hoài Linh, Thoại Mỹ, Kim Tử Long đều tỏ ra rất tin vào sự linh thiêng của tổ nghề, ví dụ như khi họ nói điều xấu, làm điều sai lập tức sẽ bị "tổ phạt", còn thành tâm sẽ được "tổ độ". Cũng từ những câu chuyện có thật nhưng khó lý giải mà nhiều nghệ sĩ tin vào sự hiển linh và quyền năng của ông tổ. Thậm chí, họ cho rằng sự nghiệp của một nghệ sĩ cũng được cho là do tổ nghiệp quyết định tất cả.[7] Tuy nhiên, theo Đinh Bằng Phi là tác giả của nhiều đầu sách nghiên cứu về sân khấu, ông khẳng định những chuyện kiêng kỵ đa phần đều có thể giải thích từ thực tế và lòng thờ kính của nghệ sĩ dành cho tổ nghề cũng như niềm tin vào sự linh thiêng của tổ nghề cũng chỉ xuất phát từ lòng biết ơn, sự kính trọng.[7] Ngoài việc thờ tổ nghiệp là hai vị hoàng tử, một số nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ cải lương, còn thờ những nghệ sĩ có công với sân khấu như Cao Văn Lầu, Trần Hữu Trang, Nghệ sĩ nhân dân Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ...[8]

Kể về nhân vật được cho là ông tổ ngành sân khấu nhiều nghệ sĩ cho rằng có cả chuyện ông tổ xuất thân từ ăn cướp, ăn mày nên một số nghệ sĩ tỏ ra kiêng kỵ cho tiền những người ăn xin vì cho rằng như thế là "xúc phạm tổ nghiệp".[1] Một số nghệ sĩ tỏ ra tạ ơn tổ nghề khi sự nghiệp của họ thuận tiện hoặc có được thành công nhờ tổ nghề nếu có sự cố gắng.[9][10]

Liên quan

Tổ Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng thống Hoa Kỳ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổng cục Kỹ thuật, Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ chức Thương mại Thế giới Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Việt Nam)